Bạn có bao giờ cảm thấy mình như đang mắc kẹt, bất lực nhìn đồng hồ trôi qua trong khi một núi công việc vẫn cứ chất chồng?
Dù là bản thuyết trình sắp đến hạn, căn phòng bừa bộn hay hàng tá email chưa gửi, cảm giác chùn bước ngay từ khi chưa bắt đầu là một nỗi ám ảnh quen thuộc của nhiều người.
Cái khoảnh khắc biết là phải làm nhưng không thể nhấc tay được ví von là “tê liệt nhiệm vụ” – một triệu chứng “hoa mắt ù tai chóng mặt” khiến chúng ta trở nên ngại hoàn thành nhiệm vụ và dẫn đến năng suất sụt giảm và căng thẳng gia tăng.
Nhưng đừng lo lắng, việc khởi động thường là phần khó nhất và ‘tê liệt nhiệm vụ’ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất cứ đâu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những cách hiệu quả để nhẹ nhàng vượt qua trạng thái “đóng băng” này, giúp bạn dễ dàng bắt tay vào công việc và lấy lại quyền kiểm soát dù đó là nhiệm vụ tại nơi làm làm việc hay trong chính ngôi nhà của mình.
1. Đánh bay chủ nghĩa hoàn hảo
Chủ nghĩa hoàn hảo thường bắt nguồn từ nỗi sợ bị đánh giá hoặc mắc lỗi, điều này có thể kích hoạt phản ứng căng thẳng của não bạn.
Điều này có thể ngăn bạn bắt đầu một nhiệm vụ vì lo lắng rằng mình sẽ không làm nó một cách hoàn hảo.
Khi luồng suy nghĩ này ngăn cản chúng tu hoàn thành một thứ gì đó thì tại sao bạn không thử áp dụng tư duy “tiến bộ hơn hoàn hảo”?
Hãy nhớ rằng, bắt đầu một cách không hoàn hảo vẫn tốt hơn là không bắt đầu. Coi nhiệm vụ như một bản nháp hoặc chạy thử.
Ví dụ, nếu việc dọn dẹp nhà bếp khiến bạn choáng ngợp, hãy bắt đầu với một khu vực và tự nhủ: “Không cần phải sạch bóng, chỉ cần sạch hơn so với ban đầu là được”
2. Làm cho nhiệm vụ trở nên dễ quản lý

Khi một nhiệm vụ có vẻ quá sức, nó thường kích hoạt hạch hạnh nhân (amygdala) trong não bạn, chính bộ phận này coi tình huống đó là một mối đe dọa, ngay cả khi đó chỉ là quy mô hoặc độ phức tạp của công việc đang chờ.
Phản ứng căng thẳng này có thể ức chế vỏ não trước trán (prefrontal cortex), phần não chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và chia nhỏ mọi thứ thành các bước dễ quản lý.
Đây là lý do tại sao các nhiệm vụ có thể gây tê liệt và khiến chúng ta căng thẳng và nghĩ rằng chúng có vẻ quá lớn để giải quyết cùng một lúc.
Bạn đừng lo lắng và nghĩ rằng năng lực của mình có hạn chỉ là bạn chưa biết tìm cách để làm cho nó bớt choáng ngợp hơn có thể giúp ích.
Việc chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn, có thể thực hiện được sẽ giúp giảm gánh nặng tinh thần này.
Bằng cách tập trung vào từng phần một, bạn sẽ giảm phản ứng căng thẳng của hạch hạnh nhân và kích hoạt lại vỏ não trước trán, khiến nhiệm vụ bớt đáng sợ hơn.
Ví dụ, nếu chúng ta dọn dẹp nhà bếp thì hãy chia nhỏ thành các phần cụ thể như lau quầy, dỡ máy rửa bát và quét sàn.
Hãy ăn mừng mỗi khi hoàn thành một phần của nhiệm vụ. Việc tưởng thưởng cho tiến bộ sẽ gửi tín hiệu tích cực đến não và giải phóng endorphin để tiếp tục tạo động lực.
3. Khai thác động lực nội tại
Việc xác định các động lực nội tại (lý do bên trong để thực hiện nhiệm vụ) và kết hợp chúng với các phần thưởng bên ngoài sẽ rất hữu ích.
Động lực nội tại có thể bao gồm việc định hình lại nhiệm vụ như một hành động tự chăm sóc bản thân, một thành tựu hoặc điều gì đó phù hợp với giá trị của bạn. Các phần thưởng bên ngoài như một món quà nhỏ, một quãng nghỉ hoặc lời tán dương, công nhận có thể đóng vai trò như một phần thưởng bổ sung cho việc hoàn thành các bước nhỏ hơn.
Hãy hình dung bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy phòng khách gọn gàng: một cảm giác bình yên, khả năng cuối cùng cũng được thư giãn hoặc cảm thấy tự tin hơn khi mời bạn bè đến chơi.
Với một nhiệm vụ công việc, hãy tưởng tượng cảm giác thành tựu khi bạn xem lại thứ mình đã tạo ra hoặc suy ngẫm về một tương tác cụ thể nơi bạn thực sự đã giúp đỡ ai đó. Điều này có thể kết nối lại bạn với các động lực nội tại và khuyến khích bắt đầu.
4. Nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè

Kết nối xã hội là một bản năng của con người và chúng giúp kích hoạt giải phóng oxytocin, một chất dẫn truyền thần kinh mạnh mẽ khác giúp giảm căng thẳng và tăng cảm giác tin tưởng kết nối.
Ông bà ta thường có câu Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau…”. Việt như giải quyết thử thách, công việc cùng một người bạn hoặc đồng nghiệp có thể biến trải nghiệm từ công việc đơn độc thành một hoạt động chung và hấp dẫn.
Điều này cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy có trách nhiệm hơn, biết rằng một người bạn đang giúp bạn dọn dẹp nhà cửa có thể giúp bạn đi đúng hướng và duy trì sự hiện diện.
Ngay cả khi họ không trực tiếp dọn dẹp cùng bạn, chỉ việc có họ ở đó cũng có thể giúp ích.
5. Áp dụng quy tắc hai phút
Nếu một nhiệm vụ có thể hoàn thành trong hai phút, hãy thực hiện nó ngay lập tức. Đối với các nhiệm vụ lớn hơn, hãy cam kết làm việc chỉ trong hai phút để bắt đầu, điều này có thể giúp ngăn chặn sự trì hoãn và giúp bạn thực hiện bước đầu tiên.
Thông thường, bắt đầu là tất cả những gì bạn cần để tạo đà để chạy nhanh hơn. Bạn rất có thể sẽ thấy rằng một khi đã bắt đầu, bạn sẽ đi vào guồng và muốn tiếp tục và nhiệm vụ đột nhiên cảm thấy dễ quản lý hơn hoặc thậm chí là thú vị.